Đóng

Vui lòng điền thông tin bên dưới để chúng tôi hỗ trợ tư vấn!

Loading
 

Thoái Hóa Cột Sống: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

 

Cột sống đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ cơ thể, bảo vệ dây thần kinh và giúp chúng ta có thể vận động một cách linh hoạt, đồng thời giúp làm giảm áp lực bằng cách chống đỡ trọng lượng cơ thể.

Thoái hóa cột sống thường bệnh lý xương khớp mãn tính thường xảy ra ở tuổi trung niên. Tuy nhiên trong những năm gần đây, bệnh có xu hướng trẻ hóa và để lại nhiều biến chứng nặng nề. 

Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là tình trạng sự hủy hoại sụn của các khớp và đĩa đệm ở cổ và lưng dưới. Đôi khi, thoái hóa khớp tạo ra các gai xương gây áp lực lên các dây thần kinh rời khỏi cột sống. Điều này có thể gây ra yếu và đau ở cánh tay hoặc chân.

Đối tượng nào dễ mắc thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, đặc biệt ở tuổi già. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi có thể mắc bệnh này từ một trong các nguyên nhân khác nhau:

  • Có tiền sử chấn thương hoặc tổn thương khớp
  • Có tiền sử khuyết tật di truyền liên quan đến sụn 
  • Đối với những người dưới 45 tuổi, thoái hóa cột sống phổ biến hơn ở nam giới. Sau tuổi 45, thoái hóa cột sống phổ biến hơn ở phụ nữ. 
  • Thoái hóa cột sống cũng thường xảy ra hơn ở những người thừa cân. 
  • Hoặc cũng xảy ra thường xuyên hơn ở những người có công việc hoặc chơi thể thao mang tính chất hoạt động thể lực mạnh.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thường xảy ra do tổn thương nội bộ ở các khớp mặt. Các bề mặt của khớp mặt được lót bằng sụn mịn để cho phép chuyển động khi hai bên của khớp cọ xát với nhau. Tuy nhiên, khớp có thể trở nên đau đớn thông qua quá trình sau:  

  • Sụn ở một bên của khớp mặt bị tổn thương. Mỗi khi cột sống di chuyển, sụn bị tổn thương cọ xát với bên cạnh, gây ma sát và tổn thương thêm cho cả hai bên. 
  • Tổn thương và ma sát khớp dẫn đến viêm.
  • Các khớp mặt sưng lên truyền tín hiệu đau này qua một dây thần kinh duy nhất (nhánh trung gian) đi qua khớp mặt.
  • Tín hiệu này sau đó khiến các cơ lưng co thắt.
  • Sự kết hợp giữa co thắt cơ và viêm các khớp gây ra đau lưng dưới. 

Các khớp mặt cột sống ở lưng dưới dễ phát triển thoái hóa khớp. Các khớp này khá nhỏ so với trọng lượng cơ thể mà chúng chịu đựng. Do đó, căng thẳng và áp lực tạo nên khiến chúng dễ bị tổn thương sụn và chấn thương. Sự tích tụ các chấn thương trong suốt cuộc đời gây ra sự suy yếu hoặc thoái hóa của các khớp.

Sự suy yếu của khớp mặt cũng xảy ra do đĩa đệm bị rách. Đĩa đệm hoạt động như bộ giảm chấn cho cột sống. Chúng có một phần bên ngoài cứng và một phần bên trong mềm. Phần bên trong mềm hấp thụ sốc. Nhưng phần bên ngoài cứng có thể bị rách do thoái hóa hoặc thậm chí chấn thương. Đĩa đệm bị rách không hấp thụ được căng thẳng và áp lực tốt, dẫn đến lực quá mức được truyền đến các khớp mặt.

Các triệu chứng của thoái hóa cột sống thường gặp

Thoái hóa cột sống hay gặp nhất là thoái hóa cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Thoái hóa đoạn cột sống lưng ít gặp hơn. 

Một trong những triệu chứng bệnh thường gặp là gây cứng hoặc đau ở cổ hoặc lưng, có thể gây yếu hoặc tê ở chân hoặc tay nếu nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến các dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống. Thông thường, sự khó chịu ở lưng sẽ giảm khi người bệnh nghỉ ngơi khi nằm xuống. Khi bệnh diễn tiến nặng, người bệnh có thể cảm nhận cơn đau mang tính liên tục. Bệnh nhân có cảm giác lục khục khi cử động cột sống.

Ngoài các ảnh hưởng về thể chất, người bị thoái hóa khớp cũng có thể gặp các vấn đề xã hội và cảm xúc. Chẳng hạn, một người bị thoái hóa khớp cản trở các hoạt động hàng ngày và hiệu suất công việc có thể cảm thấy chán nản hoặc bất lực. 

Biến chứng của thoái hóa cột sống

Nếu không điều trị thoái hóa cột sống kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng như:

  • Thoái hóa khớp cột sống có thể gây đau, suy giảm chức năng và tàn tật. Về mặt bệnh lý, thoái hóa khớp có thể gây hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, bệnh tủy, bệnh rễ thần kinh, viêm khớp cột sống và trượt đốt sống. 
  • Hẹp ống sống có thể dẫn đến hai hội chứng lâm sàng, bao gồm bệnh tủy cổ và bệnh cơ thần kinh thắt lưng. Hẹp ống sống thắt lưng có thể biểu hiện như đau dai dẳng hoặc ngắt quãng, yếu và các triệu chứng cảm giác theo phân bố da bị kích hoạt khi đứng hoặc đi bộ và giảm khi ngồi hoặc nằm xuống.
  • Thoát vị đĩa đệm gây đau lưng dưới dai dẳng ở 1-2% dân số từ 35 đến 45 tuổi.
  • Thoái hóa ở cột sống thắt lưng có thể dẫn đến trượt đốt sống thoái hóa, thường xảy ra nhất tại L4 trên L5, trong đó đoạn đốt sống trên trượt về phía trước trên đoạn dưới do khớp mặt yếu. 

Chẩn đoán thoái hóa cột sống như thế nào?

Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán thoái hóa khớp cột sống. Các xét nghiệm này bao gồm:

  • Chụp X-quang: Kiểm tổn thương xương, gai xương, và mất sụn hoặc đĩa đệm.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đánh giá được tình trạng đốt sống, đĩa đệm và các rễ thần kinh
  • Xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh khác. 

 

Điều trị thoái hóa cột sống 

Trong hầu hết các trường hợp, điều trị thoái hóa khớp cột sống nhằm giảm triệu chứng đau và tăng khả năng hoạt động của người bệnh, với mục tiêu giúp người bệnh xây dựng một lối sống lành mạnh.  

Điều trị ban đầu có thể bao gồm giảm cân nếu cần thiết và sau đó, duy trì cân nặng lành mạnh, bao gồm tập thể dục. Ngoài việc giúp quản lý cân nặng, tập thể dục còn có thể giúp: 

  • Tăng tính linh hoạt
  • Cải thiện thái độ và tâm trạng
  • Làm mạnh tim
  • Cải thiện lưu thông máu
  • Dễ dàng thực hiện các công việc hàng ngày

Một số bài tập liên quan đến điều trị thoái hóa khớp bao gồm bơi lội, đi bộ… Việc tập thể dục có thể được chia thành các loại sau:

  • Bài tập tăng cường. Các bài tập này nhằm làm mạnh các cơ hỗ trợ các khớp. Chúng hoạt động thông qua kháng lực bằng cách sử dụng tạ hoặc dây chun.
  • Bài tập aerobic. Đây là các bài tập làm mạnh hệ tim mạch và tuần hoàn.
  • Bài tập tầm vận động. Các bài tập này tăng cường sự linh hoạt của cơ thể.

Một số phương pháp điều trị không dùng thuốc khác, bao gồm:

  • Mát-xa
  • Châm cứu
  • Chườm nóng hoặc lạnh, tức là đặt túi đá hoặc túi chườm nóng lên khớp bị ảnh hưởng (hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp nào hoặc sự kết hợp giữa nóng và lạnh nào là tốt nhất cho bạn)
  • Kích thích thần kinh qua da (TENS) bằng cách sử dụng một thiết bị nhỏ phát ra các xung điện lên vùng bị ảnh hưởng
  • Bổ sung dinh dưỡng

Bên cạnh đó, thuốc giảm đau cũng có thể được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp. Các sản phẩm không cần kê đơn bao gồm acetaminophen (Tylenol).

Thuốc mỡ và kem bôi ngoài da cũng có sẵn để điều trị đau. Chúng được bôi lên da ở vùng đau, nhưng thường không hiệu quả. Ví dụ về các loại thuốc bôi ngoài da bao gồm Ben-Gay và Aspercreme.

Ngoài ra, tiêm khớp (corticosteroid, tế bào gốc, huyết tương giàu tiểu cầu PRP…) cũng mang lại hiệu quả điều trị cao. 

Khi nào điều trị bằng phẫu thuật?

Hầu hết các trường hợp thoái hóa khớp cột sống có thể được điều trị mà không cần phẫu thuật, nhưng phẫu thuật đôi khi được thực hiện, đây có thể xem là lựa chọn điều trị cuối cùng. Việc phẫu thuật được khuyến nghị trong trường hợp người bệnh không đáp ứng tốt với phác đồ điều trị nội khoa; có biểu hiện bị chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống; bệnh nhân có dấu hiệu trượt đốt sống độ 3 – 4; đĩa đệm bị thương tổn nặng nề… 

Phòng ngừa thoái hóa cột sống như thế nào?

  • Xây dựng lối sống tích cực, chế độ dinh dưỡng lành mạnh
  • Thay đổi những tư thế xấu trong hoạt động hàng ngày, hạn chế các hoạt động làm cho cột sống quá tải
  • Thực hiện các bài tập ít tác động như bơi lội, yoga và đạp xe.
  • Tránh hút thuốc và sử dụng các sản phẩm thuốc lá.
  • Đeo thiết bị bảo vệ phù hợp cho tất cả công việc, thể thao và sở thích.

 

Nguồn tham khảo: 

https://www.spine-health.com/conditions/arthritis/osteoarthritis-spine

https://www.webmd.com/osteoarthritis/spinal-osteoarthritis-degenerative-arthritis-of-the-spine

 

 ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM

1. Họ và tên *

2. Số điện thoại *

3. Đăng ký tham gia Hội thảo Thoái hóa Khớp gối - 26.10.2024

4. Khu vực sinh sống

5. Vấn đề anh/chị đang gặp phải?

Loading
*
*

3. Đăng ký tham gia Hội thảo Thoái hóa Khớp gối - 26.10.2024

Loading
 

CHUYÊN KHOA
CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH

 

Đến với Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tư vấn đầy đủ thông tin về bệnh trạng, cung cấp các giải pháp điều trị khác nhau cho các vấn đề cơ xương khớp bao gồm chẩn đoán chỉnh hình, điều trị bảo tồn, phẫu thuật và phục hồi chức năng chỉnh hình. Bên cạnh trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) luôn sẵn sàng lắng nghe để thấu hiểu được tâm lý của bệnh nhân và gia đình, từ đó lên kế hoạch điều trị cá nhân hóa cho từng trường hợp...

CÁC BÁC SĨCHUYÊN GIA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH HÀNG ĐẦU

 
  • René D. Esser

    40 năm kinh nghiệm

    GS TS. BS. René D. Esser có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chấn thương - Chỉnh hình với thế mạnh về chữa trị các ca bệnh dị tật bẩm sinh và bệnh lý chấn thương nghiêm trọng tại Việt Nam. GS TS. BS. René D. Esser là người phát minh ra nhiều thiết bị chỉnh hình và tấm giải phẩu, từng giữ vị trí trưởng khoa các bệnh viện lớn ở Đức, Pháp, Samoa. 

  • Nguyễn Hồng Trung

    30 năm kinh nghiệm

    TS.BS Nguyễn Hồng Trung giữ vai trò Giám Đốc Y Khoa kiêm Trưởng khoa Chấn thương – Chỉnh hình tại AIH, với hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý, khám và điều trị tại các bệnh viện lớn TP. HCM với thế mạnh trong Lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu về Chấn thương – Chỉnh hình. 

  • David Wong Him Choon

    29 năm kinh nghiệm

    BS David Wong là chuyên gia về phẫu thuật chấn thương chỉnh hình tại Bệnh viện Raffles và cũng là người tiên phong trong phẫu thuật hạn chế can thiệp điều trị biến dạng cột sống.

    BS David Wong có hơn 29 năm kinh nghiệm điều trị những bệnh lý về chấn thương cột sống, bao gồm bệnh vẹo cột sống, bệnh u xương và viêm xương, nứt xương cột sống và thoái hóa cột sống nguyên nhân gây ra đau cổ và lưng mãn tính.

  • Nguyễn Viết Thịnh

    16 năm kinh nghiệm

    BS CKI Nguyễn Viết Thịnh hiện giữ vai trò Phó khoa Ngoại tổng quát tại AIH với hơn 16 năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn và học tập cùng các giáo sư đầu ngành ở các bệnh viện Việt Nam và Singapore, thế mạnh về khả năng phẫu thuật nội sôi, phẫu thuật thay khớp và phẫu thuật vi phẫu. 

CÁC BÁC SĨ
CHUYÊN GIA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH HÀNG ĐẦU

 
  • René D. Esser

    René D. Esser

    40 năm kinh nghiệm

    Tìm Hiểu Thêm

    GS TS. BS. René D. Esser có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chấn thương - Chỉnh hình với thế mạnh về chữa trị các ca bệnh dị tật bẩm sinh và bệnh lý chấn thương nghiêm trọng tại Việt Nam. GS TS. BS. René D. Esser là người phát minh ra nhiều thiết bị chỉnh hình và tấm giải phẩu, từng giữ vị trí trưởng khoa các bệnh viện lớn ở Đức, Pháp, Samoa. 

  • Nguyễn Hồng Trung

    Nguyễn Hồng Trung

    30 năm kinh nghiệm

    Tìm Hiểu Thêm

    TS.BS Nguyễn Hồng Trung giữ vai trò Giám Đốc Y Khoa kiêm Trưởng khoa Chấn thương – Chỉnh hình tại AIH, với hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý, khám và điều trị tại các bệnh viện lớn TP. HCM với thế mạnh trong Lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu về Chấn thương – Chỉnh hình. 

  • David Wong Him Choon

    David Wong Him Choon

    29 năm kinh nghiệm

    Tìm Hiểu Thêm

    BS David Wong là chuyên gia về phẫu thuật chấn thương chỉnh hình tại Bệnh viện Raffles và cũng là người tiên phong trong phẫu thuật hạn chế can thiệp điều trị biến dạng cột sống. BS David Wong có hơn 29 năm kinh nghiệm điều trị những bệnh lý về chấn thương cột sống, bao gồm bệnh vẹo cột sống, bệnh u xương và viêm xương, nứt xương cột sống và thoái hóa cột sống nguyên nhân gây ra đau cổ và lưng mãn tính.

  • Nguyễn Viết Thịnh

    Nguyễn Viết Thịnh

    16 năm kinh nghiệm

    Tìm Hiểu Thêm

    BS CKI Nguyễn Viết Thịnh hiện giữ vai trò Phó khoa Ngoại tổng quát tại AIH với hơn 16 năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn và học tập cùng các giáo sư đầu ngành ở các bệnh viện Việt Nam và Singapore, thế mạnh về khả năng phẫu thuật nội sôi, phẫu thuật thay khớp và phẫu thuật vi phẫu. 

AIH

Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) là bệnh viện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Mỹ, với sứ mệnh mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe và điều trị chuẩn Mỹ cho bệnh nhân và gia đình.

Trang chủ   /   Bảo mật thông tin   /   Thông tin bệnh viện

© 2024 American International Hospital. All rights reserved.

Chat on Messenger Đăng ký thăm khám