Đóng

Vui lòng điền thông tin bên dưới để chúng tôi hỗ trợ tư vấn!

Loading
 

Đau Vai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa

 

Đau vai là hiện tượng khá phổ biến, điều này khiến khả năng cử động của tay sẽ bị cản trở, dẫn đến những hành động đơn giản thường ngày như với tay ra sau lưng, chải tóc, hay cầm vật gì đó trên đầu trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Và càng lớn tuổi, dẫn đến sự hao mòn tự nhiên xảy ra ở khớp vai và gân cổ tay quay. Điều này khiến cơn đau trở nên dai dẳng theo thời gian. Cơn đau vai có thể đến dần dần hoặc đột ngột, và có thể diễn tiến từ nhẹ cho đến đau dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.  

Đau vai là gì?   

Đau vai là bất kỳ loại đau hoặc khó chịu nào mà bạn cảm thấy ở vùng vai. Vai có thể được xem là bộ phận linh hoạt, kết nối với xương cánh tay trên (xương cánh tay), xương bả vai (xương vai), và xương đòn (xương quai xanh). Các mô liên kết cấu tạo nên bao khớp vai giúp cho chỏm xương cánh tay ở đúng vị trí trong ổ khớp. Bao khớp được lót bên trong bằng một màng hoạt dịch, tiết ra chất lỏng hoạt dịch bôi trơn và nuôi dưỡng cho khớp. Vùng vai được giữ cố định bởi một nhóm gồm bốn cơ và gân, được gọi là vòng xoay vai, bao phủ và bảo vệ xương cánh tay và cho phép bạn nâng và di chuyển cánh tay. Ngoài ra, còn có các dây chằng giữ xương với xương, và bao khớp được lót bên trong bằng một màng hoạt dịch, tiết ra chất lỏng hoạt dịch bôi trơn và nuôi dưỡng cho khớp.   

Đôi khi, đau vai xuất phát từ tình trạng như viêm khớp. Nó thậm chí có thể xuất phát từ các vấn đề ở các bộ phận khác của cơ thể, hay còn gọi là đau lan.   

Đối tượng nào thường bị đau vai?  

Các yếu tố nguy cơ gây đau vai có nhiều điểm tương đồng với các tình trạng cơ xương khác như di truyền, ảnh hưởng của hormone, các yếu tố lối sống như hút thuốc, các bệnh đi kèm, lối sống ít vận động, rối loạn giấc ngủ, các yếu tố sinh hóa, giải phẫu bệnh, cảm giác ngoại vi và trung ương và các thay đổi trong vỏ não cảm giác-vận động và hàng loạt các yếu tố tâm lý xã hội như trầm cảm, lo âu… cũng gây ra tình trạng đau vai.  

Nguyên nhân gây ra đau vai 

Do cấu trúc của vùng vai phức tạp và hoạt động liên tục, nên rất dễ bị tổn thương. Đau khớp vai thường bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:    

Chấn thương ở vùng vai   

Chấn thương ở vùng vai có thể xảy ra khi tham gia vào các hoạt động thể thao như bơi lội, cầu lông, quần vợt, cử tạ hoặc có thể là làm vườn… đây là những hoạt động đòi hỏi sự lặp đi lặp lại nhiều lần, với tay lên trên, di chuyển cánh tay qua lại thường xuyên. Một số chấn thương điển hình như: 

  • Viêm bao hoạt dịch khớp: Bao hoạt dịch (một túi chứa đầy chất lỏng làm đệm trong khớp của bạn) có thể bị sưng và kích ứng nếu bạn lặp lại các động tác tương tự. Nếu bạn bị viêm bao hoạt dịch, bạn có thể cảm thấy đau nhất khi di chuyển vai.    
  • Rách sụn: Còn được gọi là rách SLAP khi xảy ra ở vai. Với loại chấn thương này, bạn có thể cảm thấy đau khi với tay lên trên đầu, và vai của bạn có thể yếu.   
  • Rách chóp xoay: Chóp xoay là nhóm cơ và gân ở vai giữ cánh tay của bạn tại chỗ và cho phép bạn nâng cánh tay lên cao. Nó có thể bị tổn thương nếu bạn thực hiện các động tác thường xuyên. Và nó cũng dần bị hao mòn do yếu tố tuổi tác khi lão hóa. Vai của bạn có thể đau vào ban đêm và khi bạn cố gắng nâng vật nặng. Ngoài ra, bạn có thể nghe thấy tiếng kêu lạo xạo khi di chuyển.  
  • Hội chứng chèn ép: Điều này xảy ra khi gân của cơ chóp xoay bị chèn ép trong xương của vai. Nó có thể gây sưng và đau. Nếu bạn nâng cánh tay qua đầu nhiều, tình trạng này có thể xảy ra. 
  • Viêm gân: Là tình trạng các gân cơ chóp xoay bị viêm. Và nó có thể xảy ra từ từ theo thời gian. 

Chấn thương thần kinh

  • Chấn thương đám rối cánh tay: Là tình trạng đám rối dây thần kinh cánh tay bị đè nén hoặc kéo căng. Chấn thương thần kinh này có thể gây cảm giác tê hoặc yếu ở cánh tay, cảm giác như sốc điện. Tình trạng nặng có thể khiến bạn đau dữ dội và không thể sử dụng cánh tay. 

Chấn thương hoặc té ngã

  • Trật khớp: Nếu vai của bạn bị kéo quá mạnh hoặc xoay quá xa, phần trên của cánh tay có thể bật ra khỏi ổ khớp. Bạn sẽ cảm thấy đau và yếu ở vai, và cũng có thể bị sưng, tê và bầm tím. 
  • Gãy xương: Một xương có thể bị gãy hoặc nứt nếu bạn ngã hoặc bị tác động mạnh. Các vết gãy phổ biến nhất là ở xương đòn và xương cánh tay. Bạn sẽ cảm thấy rất đau và có thể bị bầm tím. Nếu xương đòn của bị gãy, vai của bạn có thể bị sụp và không thể nâng cánh tay. 
  • Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch có thể bị sưng và kích ứng nếu bạn lặp lại các động tác tương tự nhiều lần. Nhưng viêm bao hoạt dịch cũng có thể do ngã hoặc chấn thương khác. Nếu bạn bị viêm bao hoạt dịch, bạn có thể cảm thấy đau nhất khi di chuyển phần vai.   
  • Vai đông cứng: Tình trạng này hạn chế mức độ di chuyển của khớp. Các dải mô bất thường hình thành trong khớp, làm ngăn cản vai di chuyển tự do. 
  • Gai xương: Là những mảnh xương nhỏ, mịn này cọ xát và làm mòn gân cơ chóp xoay và ngăn cản vai di chuyển đúng cách. Chúng có thể dẫn đến viêm gân hoặc rách gân cơ chóp xoay.   

Nguyên nhân khác gây đau vai 

  • Viêm khớp: Giống như bất kỳ khớp nào khác, vai của bạn có thể bị viêm khớp.  
  • Thoái hóa khớp: Được gọi là viêm khớp do mài mòn vì nó thường ảnh hưởng đến các khớp làm việc nhiều nhất, như vai của bạn. Theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn kéo theo những hư tổn ở phần xương dưới sụn làm cho các đầu xương bả vai không còn được bảo vệ, cọ xát vào nhau gây đau đớn cho người bệnh. Quá trình này làm cho sụn thoái hóa, xương cọ xát vào nhau làm xơ hóa dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn gây sưng đau, cứng khớp. 
  • Viêm khớp dạng thấp: Thường ảnh hưởng đến nhiều khớp cùng một lúc. Loại viêm khớp này gây sưng trong lớp lót của vai, có thể gây đau và cứng. 
  • Viêm khớp sau chấn thương: Nếu bạn đã gãy hoặc trật khớp vai, bạn có nguy cơ bị viêm khớp sau chấn thương.  
  • Đau tim: Nếu bạn đau vai ở cánh tay trái lên tới hàm, cảm giác khó thở, hoặc ngực bị thắt chặt, bạn cần phải thăm khám bác sĩ kịp thời. 

Các triệu chứng khi đau vai

Một số chấn thương nhẹ có thể điều trị tại nhà nhưng nếu gặp phải các biến chứng dưới đây, bạn cần sớm gặp bác sĩ để điều trị kịp thời. 

  • Khớp vai của bạn bị biến dạng.
  • Bạn không thể sử dụng vai của mình. 
  • Cơn đau rất dữ dội.
  • Vai của bạn đột ngột sưng lên.
  • Cánh tay hoặc bàn tay bị yếu hoặc tê.
  • Đau kèm theo sưng, đỏ hoặc sốt.
  • Cơn đau kéo dài hơn 2 đến 4 tuần.
  • Da xung quanh vùng vai trở nên đổi màu.

Phương pháp chẩn đoán đau vai 

Để chẩn đoán hiệu quả bệnh lý đau vai, bác sĩ sẽ kiểm tra để xác định nguyên nhân, có thể là do chấn thương gây ra cơn đau vai hay do tình trạng sức khỏe khác. Đồng thời bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất của bạn một cách cụ thể. 

  • X-quang: Giúp cung cấp hình ảnh về xương, tìm thấy gai xương, viêm khớp và các nguyên nhân khác liên quan đến xương gây đau vai.
  • Chụp MRI: Cung cấp hình ảnh chi tiết vùng vai, giúp xác định mức độ tổn thương vai. 
  • Chụp CT: Cung cấp cho bác sĩ cái nhìn tổng thể hơn về tổn thương vùng vai, để đánh giá và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 
  • Điện cơ (EMG): Đo hoạt động điện trong cơ bắp của bạn để xem có vấn đề gì với dây thần kinh hay không.
  • Nội soi khớp: Là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng để phát hiện chấn thương, chẩn đoán và điều trị các vấn đề xảy ra tại khớp vai. Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi khớp (có camera đi kèm) đi qua vết rạch nhỏ trên da (cổng nội soi), thu thập hình ảnh có độ phân giải cao của khớp vai, từ đó bác sĩ sẽ xác định được nguồn gốc vết thương sâu bên trong của khớp vai. 

Phương pháp điều trị đau khớp vai

Đối với các trường hợp trật khớp, và gãy xương, cần sự giúp đỡ của bác sĩ để đưa vai trở lại vị trí đúng và sau đó dùng nẹp để giữ nó ở vị trí trong khi hồi phục.

Đối với nhiều vấn đề khác, bác sĩ có thể đề nghị nghỉ ngơi, sử dụng nhiệt hoặc đá lạnh và dùng thuốc như aspirin hoặc ibuprofen để giảm đau và sưng.

Nếu vai của bạn không cải thiện sau những bước đầu này, bác sĩ có thể thử tiêm corticosteroid (một loại thuốc chống viêm) trực tiếp vào khớp để giảm sưng và đau.

Đôi khi, các vết rách sụn, rách gân quay và tình trạng vai bị đông cứng không cải thiện với nghỉ ngơi và thuốc. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất tiến hành can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật nội soi khớp vai. 

Với bất kỳ vấn đề nào ở vai, kế hoạch điều trị của bạn có thể bao gồm các bài tập giúp bạn kéo giãn và tăng cường khớp cũng như cải thiện phạm vi chuyển động của vai.

Không có một phương pháp điều trị đau vai cụ thể nào, vì phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào loại chấn thương vai mắc phải.

Cụ thể, 

Trật khớp vai: Nếu bạn bị trật khớp vai, cần phải đặt lại khớp vào ổ càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là gọi là nắn khớp kín hoặc thao tác. Điều này phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, bạn không nên tự thực hiện vì có thể khiến tình trạng trầm trọng hơn. Bác sĩ sẽ di chuyển cánh tay và vai của bạn trở lại vị trí đúng. 

Sau khi vai được đặt lại vị trí, bạn sẽ cần đeo nẹp để giữ vai ở vị trí đó và giữ cánh tay không kéo vào vai, tránh trật khớp lần nữa. Đá lạnh và thuốc giảm đau có thể giúp giảm đau. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập giúp bạn di chuyển cánh tay để vai không bị cứng. Trị liệu này cũng giúp tăng cường cơ xung quanh vai để bảo vệ nó.

Vai tách rời: Còn được gọi là chấn thương khớp vai đòn, là chấn thương phổ biến ở khớp vai đòn. Thông thường, các phương pháp điều trị cần thiết cho tách khớp vai chỉ là đeo nẹp để tránh di chuyển, chườm đá và sử dụng thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện vật lý trị liệu, và bác sĩ sẽ hướng dẫn khi nào bạn có thể bắt đầu nâng trên đầu hoặc nâng vật nặng.

Gãy xương vai: Trong nhiều trường hợp, gãy xương vai – một vai bị gãy – sẽ lành nếu bạn giữ cánh tay trong nẹp. Nhưng đôi khi, gãy xương vai cần phẫu thuật để gắn lại xương và sửa chữa bất kỳ tổn thương nào khác. Nếu gãy xương của bạn nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyến nghị thay khớp, hay còn gọi là thay khớp toàn phần.

Rách gân quay: Rách gân quay chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên nếu vết rách của bạn nhẹ, bác sĩ có khả năng sẽ khuyến nghị đeo nẹp, dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), vật lý trị liệu, hoặc tiêm steroid.

Hầu hết các chấn thương khác: Phương pháp điều trị ban đầu cho hầu hết các chấn thương vai khác thường bao gồm nghỉ ngơi hợp lý, dùng NSAID và thực hiện vật lý trị liệu. Bác sĩ của bạn có thể khuyến nghị tiêm cortisone. Nếu các phương pháp này không hiệu quả, bạn có thể được khuyến nghị thực hiện phẫu thuật.

Các biện pháp phòng ngừa đau khớp vai

Các biện pháp điều trị tại nhà có thể giúp bạn quản lý nhiều loại đau vai. Nhưng nếu cơn đau trở nên nặng hơn, khiến mất chức năng của cánh tay hoặc bàn tay, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để tình trạng không trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi bị đau vai, bạn có thể tham khảo các biện pháp dưới đây: 

Chú ý tư thế khi vận động: Trong trường hợp đau vai do tư thế không đúng khi làm việc, sinh hoạt, bạn nên thay đổi các tư thế, thói quen xấu. Nếu bị đau vai, bạn không nên xoay đột ngột hoặc không nên giơ tay qua đầu, hãy thực hiện các động tác nhẹ nhàng căng duỗi cơ vai. 

Chườm đá lạnh: Đặt đá lên vùng đau có thể giúp giảm viêm (sưng) và giảm đau. Nhưng không đặt đá trực tiếp lên da. Đảm bảo có lớp vải giữa đá và da để ngăn ngừa tổn thương da.

Nghỉ ngơi: Trong trường hợp đau hoặc cứng cơ vai do vận động, làm việc cường độ cao, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và tránh cử động mạnh, cơn đau có thể thuyên giảm và dần tự khỏi. 

Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC): Các loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giúp giảm viêm và đau. Hãy tuân theo hướng dẫn sử dụng, và nếu thuốc không giúp giảm đau, hãy trao đổi với bác sĩ vì bạn có thể cần liều cao hơn hoặc loại thuốc giảm đau khác.

Vật lý trị liệu: Giúp giảm đau, tăng sức mạnh các cơ hỗ trợ khớp vai, và phục hồi vận động khớp vai. 

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/pain-management/why-does-my-shoulder-hurt 

 

 ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM

1. Họ và tên *

2. Số điện thoại *

3. Đăng ký tham gia Hội thảo Thoái hóa Khớp gối - 26.10.2024

4. Khu vực sinh sống

5. Vấn đề anh/chị đang gặp phải?

Loading
*
*

3. Đăng ký tham gia Hội thảo Thoái hóa Khớp gối - 26.10.2024

Loading
 

CHUYÊN KHOA
CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH

 

Đến với Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tư vấn đầy đủ thông tin về bệnh trạng, cung cấp các giải pháp điều trị khác nhau cho các vấn đề cơ xương khớp bao gồm chẩn đoán chỉnh hình, điều trị bảo tồn, phẫu thuật và phục hồi chức năng chỉnh hình. Bên cạnh trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) luôn sẵn sàng lắng nghe để thấu hiểu được tâm lý của bệnh nhân và gia đình, từ đó lên kế hoạch điều trị cá nhân hóa cho từng trường hợp...

CÁC BÁC SĨCHUYÊN GIA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH HÀNG ĐẦU

 
  • René D. Esser

    40 năm kinh nghiệm

    GS TS. BS. René D. Esser có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chấn thương - Chỉnh hình với thế mạnh về chữa trị các ca bệnh dị tật bẩm sinh và bệnh lý chấn thương nghiêm trọng tại Việt Nam. GS TS. BS. René D. Esser là người phát minh ra nhiều thiết bị chỉnh hình và tấm giải phẩu, từng giữ vị trí trưởng khoa các bệnh viện lớn ở Đức, Pháp, Samoa. 

  • Nguyễn Hồng Trung

    30 năm kinh nghiệm

    TS.BS Nguyễn Hồng Trung giữ vai trò Giám Đốc Y Khoa kiêm Trưởng khoa Chấn thương – Chỉnh hình tại AIH, với hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý, khám và điều trị tại các bệnh viện lớn TP. HCM với thế mạnh trong Lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu về Chấn thương – Chỉnh hình. 

  • David Wong Him Choon

    29 năm kinh nghiệm

    BS David Wong là chuyên gia về phẫu thuật chấn thương chỉnh hình tại Bệnh viện Raffles và cũng là người tiên phong trong phẫu thuật hạn chế can thiệp điều trị biến dạng cột sống.

    BS David Wong có hơn 29 năm kinh nghiệm điều trị những bệnh lý về chấn thương cột sống, bao gồm bệnh vẹo cột sống, bệnh u xương và viêm xương, nứt xương cột sống và thoái hóa cột sống nguyên nhân gây ra đau cổ và lưng mãn tính.

  • Nguyễn Viết Thịnh

    16 năm kinh nghiệm

    BS CKI Nguyễn Viết Thịnh hiện giữ vai trò Phó khoa Ngoại tổng quát tại AIH với hơn 16 năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn và học tập cùng các giáo sư đầu ngành ở các bệnh viện Việt Nam và Singapore, thế mạnh về khả năng phẫu thuật nội sôi, phẫu thuật thay khớp và phẫu thuật vi phẫu. 

CÁC BÁC SĨ
CHUYÊN GIA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH HÀNG ĐẦU

 
  • René D. Esser

    René D. Esser

    40 năm kinh nghiệm

    Tìm Hiểu Thêm

    GS TS. BS. René D. Esser có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chấn thương - Chỉnh hình với thế mạnh về chữa trị các ca bệnh dị tật bẩm sinh và bệnh lý chấn thương nghiêm trọng tại Việt Nam. GS TS. BS. René D. Esser là người phát minh ra nhiều thiết bị chỉnh hình và tấm giải phẩu, từng giữ vị trí trưởng khoa các bệnh viện lớn ở Đức, Pháp, Samoa. 

  • Nguyễn Hồng Trung

    Nguyễn Hồng Trung

    30 năm kinh nghiệm

    Tìm Hiểu Thêm

    TS.BS Nguyễn Hồng Trung giữ vai trò Giám Đốc Y Khoa kiêm Trưởng khoa Chấn thương – Chỉnh hình tại AIH, với hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý, khám và điều trị tại các bệnh viện lớn TP. HCM với thế mạnh trong Lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu về Chấn thương – Chỉnh hình. 

  • David Wong Him Choon

    David Wong Him Choon

    29 năm kinh nghiệm

    Tìm Hiểu Thêm

    BS David Wong là chuyên gia về phẫu thuật chấn thương chỉnh hình tại Bệnh viện Raffles và cũng là người tiên phong trong phẫu thuật hạn chế can thiệp điều trị biến dạng cột sống. BS David Wong có hơn 29 năm kinh nghiệm điều trị những bệnh lý về chấn thương cột sống, bao gồm bệnh vẹo cột sống, bệnh u xương và viêm xương, nứt xương cột sống và thoái hóa cột sống nguyên nhân gây ra đau cổ và lưng mãn tính.

  • Nguyễn Viết Thịnh

    Nguyễn Viết Thịnh

    16 năm kinh nghiệm

    Tìm Hiểu Thêm

    BS CKI Nguyễn Viết Thịnh hiện giữ vai trò Phó khoa Ngoại tổng quát tại AIH với hơn 16 năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn và học tập cùng các giáo sư đầu ngành ở các bệnh viện Việt Nam và Singapore, thế mạnh về khả năng phẫu thuật nội sôi, phẫu thuật thay khớp và phẫu thuật vi phẫu. 

AIH

Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) là bệnh viện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Mỹ, với sứ mệnh mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe và điều trị chuẩn Mỹ cho bệnh nhân và gia đình.

Trang chủ   /   Bảo mật thông tin   /   Thông tin bệnh viện

© 2024 American International Hospital. All rights reserved.

Chat on Messenger Đăng ký thăm khám