Đóng

Vui lòng điền thông tin bên dưới để chúng tôi hỗ trợ tư vấn!

Loading
 

Các Loại Chấn Thương Vai Thường Gặp Và Cách Điều Trị

 

Chấn thương vai thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm viêm, bong gân, căng cơ, viêm khớp, hội chứng chèn ép và gãy xương. Tình trạng này có thể xảy ra do các hoạt thể thao liên quan đến chuyển động quá mức, lặp đi lặp lại như bơi lội, quần vợt và nâng tạ, hoặc chấn thương cũng có thể xảy ra trong sinh hoạt cuộc sống thường ngày như làm vườn và các hoạt động cần với tay… Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tổn thương ở vai sẽ gây ảnh hưởng nặng nề cho cuộc sống người bệnh. 

Những chấn thương vai thường gặp 

Trật khớp vai: Trật khớp vai thường xảy ra ở người trẻ và các vận động viên khi các cơ và dây chằng giữ vai bị căng quá mức. Ở người trẻ, vấn đề này có thể là một phần bình thường của sự phát triển. 

Ở các vận động viên, trật khớp vai do các động tác đặc thù như bắt bóng hoặc ném bóng gây ra, làm căng dây chằng khớp vai qua thời gian. Điều này có thể gây đau nhức, cảm giác lỏng lẻo ở khớp vai, hoặc yếu ở cánh tay. 

Rách cơ chóp xoay vai: Chóp xoay là một nhóm gân tại khớp vai, cấu tạo bởi 4 gân là cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ dưới vai và cơ tròn bé. Đây là nhóm gân vô cùng quan trọng, tham gia vào các các động tác của khớp vai. Nếu gân bị rách, cánh tay không thể di chuyển dễ dàng trong ổ khớp, làm khó khăn khi nâng cánh tay hoặc đưa ra khỏi cơ thể.

Cứng khớp vai: Tình trạng vai bị cứng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, ảnh hưởng thường gặp nhất trong độ tuổi từ 40 đến 60. Nguyên nhân không hoàn toàn rõ ràng, nhưng có thể ảnh hưởng đến người bị tiểu đường, bệnh tuyến giáp, bệnh tim, hoặc Parkinson.

Căng cơ vai: Di chuyển cơ vai đột ngột có thể đặt áp lực lớn lên vai và dẫn đến căng cơ vai và mất linh hoạt. Đây là vấn đề phổ biến ở tuổi trung niên, đặc biệt là những người không tập thể dục thường xuyên.

Viêm khớp: Viêm khớp vai có thể bắt đầu từ khoảng 50 tuổi, gây đau khi di chuyển. Nguyên nhân chính là do sử dụng khớp vai quá mức. 

Gãy xương vai: Gãy xương vai hầu như do các tác động mạnh đột ngột vào vai, những nguyên nhân phổ biến gây ra gãy xương vai là do chấn thương thể thao, té ngã, tai nạn xe. 

Đối tượng nào thường bị chấn thương vai 

Chấn thương vai thường do sử dụng quá mức. Những tình huống phổ biến dẫn đến chấn thương bao gồm:

  • Tham gia các môn thể thao có va chạm hoặc các môn thể thao yêu cầu ném hoặc chuyển động trên đầu lặp đi lặp lại nhiều lần như: bơi lội, bóng đá, các môn thể thao dùng vợt, bóng chày, bóng mềm, chèo thuyền, thể dục dụng cụ, võ thuật, leo núi hoặc nâng tạ.
  • Làm công việc yêu cầu chuyển động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như sản xuất theo dây chuyền lắp ráp.
  • Tham gia các hoạt động tại nhà như sơn nhà, treo màn,…  

Nguyên nhân chấn thương vai 

Vai là khớp linh hoạt nhất trong cơ thể, vì nếu không có sự linh hoạt này, sẽ không thể thực hiện các thao tác ném, bắt hoặc nâng cánh tay qua đầu. Tuy nhiên, khi khớp càng linh hoạt thì nguy cơ chấn thương càng cao. 

Vai có nhiều bộ phận có thể bị chấn thương. Cấu tạo của vai bao gồm ba xương chính: xương cánh tay trên xương bả vai và xương đòn. Vai cũng có sụn và các mô mềm khác, bao gồm cơ, gân và dây chằng. Vai cũng chứa các dây thần kinh và các túi chứa đầy chất lỏng được gọi là túi hoạt dịch. 

Trong hầu hết các trường hợp đau vai thì đều do chấn thương hoặc bệnh lý mô mềm. Chuyển động lặp đi lặp lại khi làm việc, chơi thể thao là nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về mô mềm này. Chấn thương xương ở vai, chẳng hạn như gãy xương, cũng khá phổ biến và thường do chấn thương như ngã hoặc tai nạn xe cộ. 

Một nguyên nhân khác có thể là do thoái hóa khớp vai, đây là một bệnh thoái hóa khớp được đánh dấu bởi sự phá hủy sụn và các tổn thương khác. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm của xương và sụn có thể bùng phát ở vai. Cả hai loại viêm khớp này đều có thể ảnh hưởng đến khớp vai và gây đau hoặc tổn thương theo thời gian. 

Dấu hiệu chấn thương vai thường gặp

  • Cơn đau vai có thể dao động từ âm ỉ và đau nhức đến nghiêm trọng. Vị trí cụ thể của cơn đau trong vai có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng đau. 
  • Cùng với cơn đau ở vai, các dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm cứng khớp, yếu ớt và không thể xoay hoặc nâng cánh tay bình thường. Người bệnh cũng có thể cảm thấy phần vai lỏng lẻo hơn.  
  • Đối với gãy xương và trật khớp, phần khớp vai có thể biến dạng. 

Chẩn đoán chấn thương vai như thế nào?

Chấn thương vai thường được chẩn đoán thông qua kiểm tra thể chất. Bác sĩ sẽ kiểm tra phạm vi chuyển động vai của bạn và tìm kiếm sưng, biến dạng, và các dấu hiệu bất thường khác xung quanh khớp vai.

Nếu bạn bị chấn thương, bác sĩ có thể sẽ thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, MRI, hoặc CT để xác định tình trạng tổn thương của vai, cũng như các xương và mô liên kết có thể bị ảnh hưởng.

Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp chụp khớp (arthrography), một loại xét nghiệm hình ảnh sử dụng chất tương phản được tiêm vào, để chụp ảnh mô liên kết. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng nội soi khớp, một kỹ thuật phẫu thuật xâm lấn tối thiểu sử dụng một máy quay nhỏ được đưa vào qua một vết rạch nhỏ để kiểm tra bên trong khớp và thực hiện các sửa chữa các tổn thương nhỏ. 

Điều trị chấn thương vai

Điều trị không phẫu thuật: Điều trị đầu tiên bằng các phương pháp không phẫu thuật, bao gồm nghỉ ngơi, dùng thuốc kháng viêm, và các bài tập để tăng cường sức mạnh cho vai và khôi phục sự linh hoạt. Các kỹ thuật vật lý trị liệu có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục và ngăn ngừa các vấn đề nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn. Bác sĩ cũng có thể đề nghị tiêm corticosteroid vào vai. Nếu các phương pháp này không giải quyết được vấn đề, phẫu thuật có thể được áp dụng.   

Điều trị phẫu thuật: Nếu các biện pháp điều trị trước đó không hiệu quả, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp phẫu thuật cho các trường hợp chấn thương nghiêm trọng. Dựa vào từng loại chấn thương, bác sĩ sẽ đưa ra hình thức phẫu thuật phù hợp như mổ nội soi khớp vai, hạn chế biến chứng phẫu thuật, rút ngắn thời gian nằm viện, bệnh nhân hồi phục nhanh.  

Lưu ý cho người bệnh sau khi điều trị

Trong phần lớn các trường hợp, chấn thương mô mềm ở vai sẽ tự lành. Một khoảng thời gian nghỉ ngơi trong vài tuần có thể giúp phục hồi chức năng của vai nhanh chóng. 

Tùy thuộc vào từng trường hợp chấn thương vai, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi cơ và gân của cánh tay. Nhờ đó, người bệnh có thể lấy lại sức mạnh ở vai và ngăn ngừa chấn thương khác. 

Trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như rách gân xoay vai hoặc gãy xương, việc điều trị có thể phức tạp hơn và cần phẫu thuật, với thời gian phục hồi kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. 

Phòng ngừa hiệu quả chấn thương vai 

  • Luôn khởi động trước khi hoạt động và kéo giãn sau khi tập luyện, giúp phòng tránh hiệu quả chấn thương vai khi chơi thể thao. 
  • Tập đúng động tác khi thực hiện các bài tập lặp đi lặp lại.  
  • Tránh tập luyện quá mức và đừng gắng sức khi bị chấn thương. Việc tập luyện quá sức có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng không chỉ ở vùng vai. 
  • Thận trọng khi tham gia các môn thể thao có rủi ro chấn thương cao. 
  • Duy trì lối sống, sinh hoạt lành mạnh, chú trọng chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp. Tập thể dục thường xuyên là cách rèn luyện khớp và cơ bắp. 
  • Duy trì cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn uống và tập luyện, theo khuyến cáo của bác sĩ. 

 ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM

1. Họ và tên *

2. Số điện thoại *

3. Đăng ký tham gia Hội thảo "Chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày" - 30.11.2024

4. Khu vực sinh sống

5. Vấn đề anh/chị đang gặp phải?

Loading
*
*

3. Đăng ký tham gia Hội thảo "Chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày" - 30.11.2024

Loading
 

CHUYÊN KHOA
CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH

 

Đến với Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tư vấn đầy đủ thông tin về bệnh trạng, cung cấp các giải pháp điều trị khác nhau cho các vấn đề cơ xương khớp bao gồm chẩn đoán chỉnh hình, điều trị bảo tồn, phẫu thuật và phục hồi chức năng chỉnh hình. Bên cạnh trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) luôn sẵn sàng lắng nghe để thấu hiểu được tâm lý của bệnh nhân và gia đình, từ đó lên kế hoạch điều trị cá nhân hóa cho từng trường hợp...

CÁC BÁC SĨCHUYÊN GIA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH HÀNG ĐẦU

 
  • René D. Esser

    40 năm kinh nghiệm

    GS TS. BS. René D. Esser có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chấn thương - Chỉnh hình với thế mạnh về chữa trị các ca bệnh dị tật bẩm sinh và bệnh lý chấn thương nghiêm trọng tại Việt Nam. GS TS. BS. René D. Esser là người phát minh ra nhiều thiết bị chỉnh hình và tấm giải phẩu, từng giữ vị trí trưởng khoa các bệnh viện lớn ở Đức, Pháp, Samoa. 

  • Nguyễn Hồng Trung

    30 năm kinh nghiệm

    TS.BS Nguyễn Hồng Trung giữ vai trò Giám Đốc Y Khoa kiêm Trưởng khoa Chấn thương – Chỉnh hình tại AIH, với hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý, khám và điều trị tại các bệnh viện lớn TP. HCM với thế mạnh trong Lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu về Chấn thương – Chỉnh hình. 

  • David Wong Him Choon

    29 năm kinh nghiệm

    BS David Wong là chuyên gia về phẫu thuật chấn thương chỉnh hình tại Bệnh viện Raffles và cũng là người tiên phong trong phẫu thuật hạn chế can thiệp điều trị biến dạng cột sống.

    BS David Wong có hơn 29 năm kinh nghiệm điều trị những bệnh lý về chấn thương cột sống, bao gồm bệnh vẹo cột sống, bệnh u xương và viêm xương, nứt xương cột sống và thoái hóa cột sống nguyên nhân gây ra đau cổ và lưng mãn tính.

  • Nguyễn Viết Thịnh

    16 năm kinh nghiệm

    BS CKI Nguyễn Viết Thịnh hiện giữ vai trò Phó khoa Ngoại tổng quát tại AIH với hơn 16 năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn và học tập cùng các giáo sư đầu ngành ở các bệnh viện Việt Nam và Singapore, thế mạnh về khả năng phẫu thuật nội sôi, phẫu thuật thay khớp và phẫu thuật vi phẫu. 

CÁC BÁC SĨ
CHUYÊN GIA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH HÀNG ĐẦU

 
  • René D. Esser

    René D. Esser

    40 năm kinh nghiệm

    Tìm Hiểu Thêm

    GS TS. BS. René D. Esser có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chấn thương - Chỉnh hình với thế mạnh về chữa trị các ca bệnh dị tật bẩm sinh và bệnh lý chấn thương nghiêm trọng tại Việt Nam. GS TS. BS. René D. Esser là người phát minh ra nhiều thiết bị chỉnh hình và tấm giải phẩu, từng giữ vị trí trưởng khoa các bệnh viện lớn ở Đức, Pháp, Samoa. 

  • Nguyễn Hồng Trung

    Nguyễn Hồng Trung

    30 năm kinh nghiệm

    Tìm Hiểu Thêm

    TS.BS Nguyễn Hồng Trung giữ vai trò Giám Đốc Y Khoa kiêm Trưởng khoa Chấn thương – Chỉnh hình tại AIH, với hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý, khám và điều trị tại các bệnh viện lớn TP. HCM với thế mạnh trong Lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu về Chấn thương – Chỉnh hình. 

  • David Wong Him Choon

    David Wong Him Choon

    29 năm kinh nghiệm

    Tìm Hiểu Thêm

    BS David Wong là chuyên gia về phẫu thuật chấn thương chỉnh hình tại Bệnh viện Raffles và cũng là người tiên phong trong phẫu thuật hạn chế can thiệp điều trị biến dạng cột sống. BS David Wong có hơn 29 năm kinh nghiệm điều trị những bệnh lý về chấn thương cột sống, bao gồm bệnh vẹo cột sống, bệnh u xương và viêm xương, nứt xương cột sống và thoái hóa cột sống nguyên nhân gây ra đau cổ và lưng mãn tính.

  • Nguyễn Viết Thịnh

    Nguyễn Viết Thịnh

    16 năm kinh nghiệm

    Tìm Hiểu Thêm

    BS CKI Nguyễn Viết Thịnh hiện giữ vai trò Phó khoa Ngoại tổng quát tại AIH với hơn 16 năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn và học tập cùng các giáo sư đầu ngành ở các bệnh viện Việt Nam và Singapore, thế mạnh về khả năng phẫu thuật nội sôi, phẫu thuật thay khớp và phẫu thuật vi phẫu. 

AIH

Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) là bệnh viện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Mỹ, với sứ mệnh mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe và điều trị chuẩn Mỹ cho bệnh nhân và gia đình.

Trang chủ   /   Bảo mật thông tin   /   Thông tin bệnh viện

© 2024 American International Hospital. All rights reserved.

Chat on Messenger Đăng ký thăm khám